Cường giáp trong thai kỳ

Trong thai kỳ, tuyến giáp có thể có những thay đổi bình thường như sau:

Thay đổi về hocmon: Nồng độ beta HCG tăng cao trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể kích thích nhẹ tuyến giáp và ức chế TSH. Khi điều này xảy ra, TSH sẽ giảm nhẹ trong ba tháng đầu và có thể trở về bình thường trong suốt thời kì mang thai. Bên cạnh đó, Estrogen làm tăng lượng protein liên kết với hocmon tuyến giáp trong huyết thanh, làm tăng nồng độ hocmon giáp toàn phần ( total T3, T4) vì hơn 99% hocmon tuyến giáp trong máu được liên kết với protein này. Nếu trong ba tháng đầu của thai kì xét nghiệm TSH giảm nhẹ, T3,T4 tăng nhẹ cũng không cần phải lo lắng, nếu FT4 trong ngưỡng cho phép thì tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường.

Thay đổi về kích thước: Tuyến giáp có thể tăng kích thước  10- 15% trong thai kỳ và thường khó phát hiện được khi khám lâm sàng, chỉ phát hiện tình cờ qua siêu âm, hay gặp ở vùng thiếu iod.

Trong 18- 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, em bé hoàn toàn phụ thuộc vào hocmon tuyến giáp của người mẹ. Sau thời gian này, tuyến giáp em bé bắt đầu tự sản xuất hocmon giáp.Tuy nhiên mẹ cần phải bổ sung đủ lượng iod trong chế độ ăn ( 250 mcg/ ngày) để thai nhi có thể tổng hợp được hocmon giáp.

Nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp trong thai kì là Basedow. Ngoài ra, những trường hợp nghén nặng ( beta HCG cao) có thể gây cường giáp thoáng qua.

Nguy cơ của bệnh cường giáp đối với mẹ: chuyển dạ sớm, tiền sản giật, cơn bão giáp.

Nguy cơ cho thai nhi: Nếu mẹ không được điều trị đúng: nhịp nhanh, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, dị tật bẩm sinh, cường giáp hoặc suy giáp sơ sinh.

Lựa chọn điều trị cường giáp khi mang thai:

  • Cường giáp nhẹ thường được theo dõi chặt chẽ và không cần dùng thuốc
  • Khi cần thiết điều trị, thuốc kháng giáp là phương pháp điều trị được lựa chọn, cụ thể PTU được ưu tiên sử dụng trong ba tháng đầu. Mục tiêu điều trị là FT4 trong ngưỡng bình thường cao hoặc tăng nhẹ với liều thuốc kháng giáp thấp nhất nhằm giảm nguy cơ suy giáp hoặc bướu cổ cho thai nhi. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm ( FT4 và TSH) hàng tháng đối với phụ nữ mang thai.
  • Đối với bệnh nhân có dị ứng với thuốc kháng giáp, phẫu thuật là phương pháp điều trị thay thế có thể chấp nhận được, an toàn nhất trong tam cá nguyệt thứ hai.
  • Iod phóng xạ chống chỉ định trong điều trị cường giáp ở phụ nữ mang thai vì nó đi qua được hàng rào nhau thai, có thể gây suy giáp vĩnh viễn ở thai nhi.

Người mẹ đang được điều trị bằng thuốc kháng giáp có thể nuôi con bằng sữa mẹ không? Câu trả lời là có. Mặc dù một lượng nhỏ thuốc kháng giáp có thể qua được sữa mẹ. Nhưng liều Thiamazole 20 mg hoặc PTU 450mg được coi là an toàn và không cần thoe dõi tình trạng tuyến giáp của trẻ bú mẹ.

 

 

Công văn
Video
Thư viện ảnh
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 9
Hôm qua : 25
Tháng 04 : 1.147
Năm 2024 : 4.615